Xứ sở Chuột túi hiện đang là một trong những đất nước thuộc top phổ biến khi các bạn sinh viên muốn du học. Và mỗi khi ước mơ du học được nảy mầm, luôn đi kèm với câu hỏi “Du học Úc bao nhiêu tiền? Du học Úc có đắt không?”.
Để giúp các bạn học sinh và phụ huynh trả lời câu hỏi trên, SOL Edu sẽ chia sẻ tất tần tật về các khoản chi chi tiết cho du học Úc 2022-23 trong bài viết dưới đây. Lưu ý: đây là những con số dự trù dựa trên kinh nghiệm sống thật và thống kê, con số thật sẽ phụ thuộc vào cách sống và chi tiêu của mỗi cá nhân.
Trước khi lên đường du học, các bạn hssv và phụ huynh sẽ cần quan tâm đến các khoản dưới đây để cân nhắc chọn trường, nộp đơn xin nhập học, chuẩn bị visa, và cuối cùng là bay sang Úc.
1. Học phí
Úc quy định tất cả du học sinh đều phải đóng học phí vào đầu mỗi học kỳ và một số lệ phí phụ nếu có như phí nhập học, phí dụng cụ học tập, thư viện…). Tùy theo mỗi trường và ngành học của bạn mà con số cụ thể sẽ khác nhau, cũng như hạn và hình thức nộp học phí.
Dưới đây là học phí trung bình của mỗi bậc học cho các bạn tham khảo. Song các khóa học liên quan đến sức khỏe và y khoa có thể sẽ cao hơn.
Kiểm tra học phí cụ thể của khóa học trên trang web nhà trường hoặc Liên hệ SOL Edu để được tư vấn trực tiếp
Bậc học | Thời gian học tập | Học phí (AUD) |
Khóa học tiếng Anh | Tùy theo trình độ hiện tại và yêu cầu đầu vào | $200 – 500/tuần |
Trung học Phổ Thông | Tối đa 5 năm (từ lớp 7-12) | $11,000 – $18,000/năm |
Dự bị đại học | 6 – 12 tháng | $15,000 – $45,000/năm |
Cao đẳng liên thông | 6 – 12 tháng | $18,000 – $45,000/năm |
Cao đẳng nghề | 1 – 2 năm | $6,000 – $18,000/năm |
Cử nhân | 3 – 4 năm | $20,000 – $45,000/năm |
Thạc sĩ | 1 – 2 năm | $22,000 – $50,000/năm |
Tiến sĩ | 3 – 4 năm | $18,000 – $42,000/năm |
2. Phí xin visa
Khi xin visa du học 500, bạn sẽ cần đóng thêm một khoản phí cho lãnh sự quán là AU$650.
3. Phí khám sức khỏe
Khám sức khỏe là một phần trong quá trình chuẩn bị hồ sơ visa. Tùy theo dịch vụ của phòng khám được chỉ định mà phí khám sức khỏe sẽ dao động từ 2.000.000 – 2.500.000 VND
4. Bảo hiểm y tế OSHC
Bảo hiểm Y tế Du học sinh – OSHC (Overseas Student Health Cover) là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả du học sinh tại Úc.
Du học sinh phải có bảo hiểm này khi nộp hồ sơ xin visa du học. Bảo hiểm phải bắt đầu từ ngày du học sinh đặt chân lên nước Úc và duy trình trong suốt khoảng thời gian học tập và sinh sống ở đây.
Tùy theo bên cung cấp OSHC và thời gian học tập của bạn tại Úc mà tổng chi phí bảo hiểm y tế sẽ khác nhau. Song trung bình nếu bạn mua bảo hiểm y tế cho một người, bạn sẽ cần chi trả AU$500 – 700/năm.
5. Vé máy bay
Tuy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá vé máy bay như địa điểm, thời gian, thời gian đặt vé, hãng bay, dịch vụ, v.v., song theo quan sát và kinh nghiệm, chúng mình thấy trung bình một vé khứ hồi Úc – Việt Nam sẽ có giá từ AU$1,000 – $2,500.
Danh mục | Chi phí / Tuần |
Nhà ở
Ăn uống Hóa đơn (ga, điện, nước, internet) Hóa đơn điện thoại Phương tiện công cộng Ăn nhà hàng Giải trí & các chi phí phát sinh |
$150 – $700
$100 – $150 $30 – $100 $8 – $15 $15 – $30 $15 – $30/ người $50 – $100 |
Tổng chi phí | $370 – $1,125/ tuần |
Khác với Việt Nam, Úc thường tính chi phí cũng như trả lương cho bạn theo tuần thay vì theo tháng. Do đó chúng mình cũng sẽ quy đổi chi phí mỗi mục theo tuần trong bài viết này.
1. Chi phí nhà ở
Đây sẽ là chi phí chiếm phần lớn nhất trong sinh hoạt phí của bạn, do đó tìm nhà ở hợp lí là vấn đề du học sinh quan tâm nhiều nhất khi sinh sống tại nước ngoài.
Ở Úc hiện có 3 hình thức thuê chỗ ở phổ biến nhất với các mức giá khác nhau. Ngoài ra các yếu tố như vị trí địa lí, cung cầu, có bao gồm hóa đơn không, cũng sẽ ảnh hưởng mức giá cụ thể. Song lưu ý mức sống ở các thành phố lớn Sydney hay Melbourne sẽ cao hơn những thành phố khác như Brisbane, Adelaide, Canberra, Perth.
Dưới đây là mức chi phí dự trù cho mỗi hình thức nhà ở cho bạn tham khảo:
Hình thức | Chi phí (AUD/ tuần) |
Homestay (ở với người bản xứ) | $235 – $325 |
Student Accomodation | $300 – $700 |
Thuê phòng | $150 – $250 |
1. Homestay (ở cùng người bản xứ)
Thông thường, chi phí nhà ở cho homestay đã bao gồm bữa ăn tối trong tuần và hai bữa ăn trưa & tối cuối tuần. Tiền nhà của homestay thường đã bao gồm cả các hóa đơn điện nước. Ngoài ra, tùy mỗi gia đình và dịch vụ bạn đăng kí mà bạn có thể được tự do sử dụng bếp và các đồ gia dụng khác trong gia đình hay không, do đó SOL Edu khuyến khích bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi kí hợp đồng thuê nhà.
Đây là cách nhanh nhất để bạn có thể học hỏi về văn hóa, lối sống của người Úc, cũng như trau dồi ngôn ngữ. Đặc biệt đối với các bạn học sinh dưới 18 tuổi, hoặc mới qua một đất nước mới lạ, thì homestay sẽ cho bạn thêm thời gian và cơ hội để thích nghi với môi trường sống mới.
1.2. Ký túc xá (Student Accommodation)
Student accommodation thường được xây dựng gần khuôn viên trường hay các tiện nghi khác như nhà hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm,… nên đây thường là lựa chọn lí tưởng của các bạn hssv ưa sự tiện lợi và náo nhiệt. Tiền nhà của student accommodation cũng thường đã bao gồm cả các hóa đơn điện nước. Đó cũng chính là lí do mà chi phí thuê student accommodation thường “nhỉnh” hơn so với các hình thức nhà ở khác.
1.3. Thuê phòng
Vì chi phí thuê phòng thường “hợp túi tiền” sinh viên hơn nên đây là lựa chọn phổ biến nhất khi các bạn qua du học Úc. Các bạn sẽ hoặc thuê một nhà lớn và ở chung với bạn bè, hoặc tìm thuê một phòng và sử dụng chung không gian với những người thuê nhà khác.
Khi thuê nhà, bạn sẽ cần đặt tiền cọc trước 1 tháng và phải trước tiền thuê nhà theo định kỳ. Thường đối với hình thức thuê nhà này, các bạn sẽ cần phải tự mua và chuẩn bị vật dụng sinh hoạt riêng (hoặc chung tiền mua đồ với bạn bè). Một điều nữa cần lưu ý khi thuê nhà/phòng riêng là khác với các hình thức khác, hãy hỏi rõ tiền thuê nhà đã bao gồm các hóa đơn như điện nước, internet hay chưa.
2. Ăn uống
Nếu bạn là người thích tự đi chợ, tự nấu những bữa ăn cho bản thân, thì trung bình bạn sẽ cần dành từ AU$100 – AU$150/ tuần cho khoản này.
Úc có các hãng siêu thị lớn như Woolworths, Coles, Aldi, IGM, với vô số chi nhánh ở mọi nơi và mở cửa đến 9h tối. Các siêu thị này cũng thường có khuyến mại theo tuần như giảm giá 25-50%, giảm giá theo combo, quick sale. Ngoài ra, nếu bạn không thể sống thiếu gia vị nguyên liệu Việt Nam, hãy thử tìm các siêu thị Á như Hanoro Mart, O’Fresh, và đặc biệt là các chợ người Việt thường nằm ngoài khu trung tâm thành phố. Cuối cùng, vào cuối tuần, người ta thường tổ chức chợ nông sản để bày bán rau củ hoa quả được thu hoạch và chuyển tới ngay từ nông trại. Vì không qua nhiều quá trình vận chuyển và sơ chế nên sản phẩm ở chợ thường rẻ hơn so với siêu thị.
Thông thường, các bạn du học sinh sẽ đi chợ và tích trữ thực phẩm đủ cho cả tuần.
3. Hóa đơn (ga, điện, nước, internet)
Như đã nói ở trên, một số hình thức cũng như chỗ ở sẽ bao gồm tất cả hóa đơn, hoặc chỉ một loại hóa đơn nhất định. Song, nếu chỗ bạn muốn thuê không có bao gồm mấy khoản đó thì cũng đừng lo nhé.
Nếu bạn biết sử dụng tiết kiệm, hóa đơn điện nước và ga thường sẽ khoảng AU$20 – AU$90/tuần.
Đối với internet, nếu bạn đang sử dụng chung với mọi người trong nhà và đăng kí internet theo tháng, mỗi tuần bạn sẽ chỉ cần trả khoảng AU$10/tuần mà thôi.
4. Phương tiện công cộng
Mỗi thành phố sẽ có một hệ thống phương tiện công cộng riêng cùng hệ thống tính tiền khác nhau. Song điểm chung là hssv sẽ đều được giảm giá khi đăng kí thẻ hoặc mua vé với Student ID. Tùy theo lịch trình đi học đi làm và khoảng cách tới chỗ ở mà chi phí cho phương tiện công cộng sẽ dao động
5. Ăn nhà hàng
Đi ăn nhà hàng là một phần không thể thiếu tron mỗi cuộc tụ họp bạn bè phải không nào? Trung bình một bữa ăn nhà hàng sẽ khoảng $15 – $30/ người tùy theo kiểu nhà hàng mà bạn chọn. Song tip ở đây là hãy đi ăn với càng nhiều người càng tốt vì bạn sẽ được ăn nhiều món và còn tiết kiệm chi phí nữa.